bet365ee Bấm để vào nền tảng giải trí

bet365ee

Kỳ tích SEA Games 32 và câu chuyện "truyền lửa tư duy"

Thứ năm - 18/05/2023 09:17
SEA Games 32 đã chính thức khép lại với biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp đẽ sau những ngày tranh tài "nảy lửa" trên đất nước Campuchia xinh đẹp. Kết thúc Đại hội, Đoàn Thể thao Việt Nam (ĐTTVN) đã giành được 136 HCV, 105 HCB, 114 HCĐ, giành vị trí nhất toàn đoàn. Và các VĐV của chúng ta đã tiếp tục hoàn thành sứ mệnh là một "đại sứ" quảng bá cho hình ảnh về văn hóa và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng thăm, động viên ĐTTVN thi đấu tại SEA Games 32, Campuchia.
1
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng thăm, động viên ĐTTVN thi đấu tại SEA Games 32, Campuchia.
Những nốt trầm đằng sau kỳ tích SEA Games 32
Đây là lần đầu tiên ĐTTVN giành vị trí đứng đầu tại một kỳ SEA Games trên đất khách, kỳ tích này được nhiều cơ quan truyền thông trong nước ca tụng bằng hai từ "lịch sử".
Tối 16/5, sau khi lần thứ 4 liên tiếp vô địch tại SEA Games, thầy trò HLV Mai Đức Chung về tới sân bay Nội Bài trong sự chào đón nồng nhiệt của người hâm mộ.
Thế nhưng, hòa trong những tiếng hò reo vui mừng, lẫn trong đoàn các tuyển thủ đang đeo những vòng hoa tươi thắm đẩy hành lý ra khỏi khu vực sân bay là một hình ảnh khiến nhiều người có một phút giây lắng xuống vì ngậm ngùi, xót xa.
Đó chính là lúc Hậu vệ Trần Thị Thúy Nga phải ngồi xe lăn và được một nhân viên hàng không đẩy ra cửa nhà ga để trở về. Trước đó, trong hiệp 1 trận bán kết với đội tuyển Myanmar, cô bị chấn thương từ một pha va chạm với đối phương và phải rời sân để để nhập viện cấp cứu.
"Cô gái kim cương" lúc nằm trên cáng đã bật khóc vì "lỡ hẹn" và không cùng các đồng đội của mình tiếp tục thi đấu trong trận chung kết mà chúng ta đã giành HCV tại SEA Games 32.
Hậu vệ Trần Thị Thúy Nga phải nằm cáng rời sân trong hiệp 1 trận bán kết với đội tuyển Myanmar.
Không chỉ với bóng đá, chỉ mới cách đây chưa đầy chục hôm thôi, người hâm mộ thể thao Việt Nam chắc vẫn chưa quên cảm xúc ngậm ngùi, xót xa đó khi theo dõi VĐV Nguyễn Thị Oanh thi đấu ở hai nội dung 1.500m và 3.000m.
Giữa cái thời tiết nắng nóng như "đổ lửa" của đất nước xứ "chùa Tháp" những ngày này, thế nhưng, do lịch thi đấu thay đổi, cô gái vàng điền kinh Nguyễn Thị Oanh của chúng ta đã phải thi đấu hai nội dung liên tục chỉ cách nhau khoảng 30 phút.
Không khuất phục trước nghịch cảnh đó, bằng ý chí kiên cường của mình, Nguyễn Thị Oanh đã nỗ lực phi thường để mang về cho ĐTTVN hai tấm HCV liên tiếp trong bộ môn điền kinh. Chỉ riêng bản thân mình, Oanh đã giành được 4 HCV tại Kỳ Đại hội lần này. Những ngày sau đó, câu chuyện của Nguyễn Thị Oanh được báo chí, truyền thông ca tụng như một tấm gương sáng về "tinh thần thép", một tinh thần thể thao đầy cao thượng luôn hừng hực trong mỗi VĐV Việt Nam.
Trong bộ môn bóng đá, dù đội tuyển bóng đá nam không bảo vệ thành công ngôi vô địch và chỉ giành được tấm HCĐ trong kỳ Đại hội với biết bao sự tiếc nuối của người hâm mộ, thế nhưng sẽ không công bằng nếu chúng ta phủ nhận hết tinh thần và ý chí thi đấu của các em tại SEA Games lần này.
Hình ảnh cầu thủ trẻ Thanh Nhàn phải rời sân trong trận đấu bán kết với Indonesia trên chiếc cáng do chấn thương và lúc kết thúc phải ra xe buýt trở về trên lưng của đồng đội cũng đã cho thấy sự nghiệt ngã của thể thao.
Nhìn hình ảnh Thanh Nhàn tập tễnh chống nạng để lên nhận tấm huy chương cùng đồng đội đủ để cho chúng ta thấy, mỗi một sự nỗ lực, sự hy sinh của các em cho các thành tích, hình ảnh thể thao nước nhà trên đấu trường quốc tế đều rất trân trọng, đáng quý biết nhường nào.
"Truyền lửa tư duy"
Trở lại câu chuyện về thành tích lịch sử của ĐTTVN tại SEA Games 32 lần này, có thể khẳng định rằng, chúng ta bước vào kỳ Đại hội bằng áp lực rất lớn của một nước dẫn đầu khi vừa dành vị trí nhất toàn đoàn tại SEA Games 31.
Chúng tôi vẫn còn nhớ trong những cuộc họp để chuẩn bị cho ĐTTVN tham dự SEA Games 32 cách đây ít tháng, lãnh đạo Tổng cục TDTT dù cam kết đặt quyết tâm cao nhất và cố gắng giành vị trí trong Top 3, nhưng chắc hẳn chưa bao giờ dám nghĩ đến vị trí dẫn đầu. Điều đó không có gì quá lạ bởi, chúng ta vẫn biết rằng SEA Games là sân chơi chưa thể có tính chuyên nghiệp cao bằng ASIAD, Olympic…
3
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng thăm, động viên ĐTTVN thi đấu tại SEA Games 32, Campuchia.
Thế nhưng, ngay từ những cuộc họp đó, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam đã rất cương quyết: "Không có lý gì mà tại SEA Games 31 chúng ta dẫn đầu mà đến kỳ SEA Games 32 chúng ta lại đặt mục tiêu thấp hơn được. Chúng ta phải đặt mục tiêu là tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu toàn đoàn để có kế hoạch và sự quyết tâm cao nhất. Phải tự tạo áp lực cho mình thì chúng ta mới có kết quả tốt nhất. Điều quan trọng hơn, phải quán triệt đến tất các HLV, VĐV Việt Nam khi ra nước ngoài thi đấu dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải ý thức được mình chính là một đại sứ văn hóa quảng bá cho hình ảnh đất nước, con người chúng ta ra bạn bè quốc tế".
Tinh thần này sau đó cũng đã được quán triệt đến toàn ngành Thể thao trong quá trình chuẩn bị lực lượng, hành trang cho các VĐV, HLV và chuyên gia khi thi đấu tại SEA Games 32.
Chắc chắn một điều, sức mạnh của ĐTTVN có được tại SEA Games 32 phải xuất phát từ một quá trình nỗ lực, phấn đầu rèn luyện lâu dài và bài bản bằng một tinh thần, thái độ nghiêm túc của các HLV, VĐV để đạt đúng điểm rơi phong độ.
Thế nhưng, để "tiếp lửa" cho sức mạnh đó được nhân lên nhiều lần thì chắc hẳn không thể thiếu được nguồn cổ vũ, động viên, quan tâm thường xuyên từ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, từ vị "tư lệnh" ngành Thể thao và hàng triệu người hâm mộ.
Ngay từ khi ĐTTVN xuất quân lên đường thi đấu, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trực tiếp đến động viên và giao nhiệm vụ.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: "SEA Games 32 tại nước bạn Campuchia là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của thể thao Việt Nam trong năm nay. SEA Games không chỉ đơn thuần là sự kiện thể thao của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, mà còn là ngày hội thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực. Vì vậy mà mỗi một VĐV đoàn thể thao Việt Nam là một đại sứ văn hóa".
 
4
Trước khi lên đường công tác tại 3 nước Mỹ La Tinh theo chương trình làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc về công tác chuẩn bị cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 32.
Trở về sau chuyến công tác dài ngày tại 3 nước Mỹ La Tinh theo chương trình làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã ngay lập tức lên đường sang Campuchia để kịp thời động viên ĐTTVN tham dự SEA Games 32.
Ngay ở Thủ đô Phnôm Pênh, nơi ĐTTVN đang "đóng quân", Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có một buổi gặp mặt, và dặn dò rất gần gũi, thể hiện một niềm tin sâu sắc dành cho các VĐV, HLV. Đó được xem là nguồn động viên to lớn trong thời điểm các môn thể thao trọng điểm của chúng ta chuẩn bị bước vào thi đấu.
Các VĐV đã tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của một "đại sứ"
Bước vào thi đấu với tâm lý vững vàng, trách nhiệm với niềm tin gửi gắm từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hàng triệu người hâm mộ thể thao nước nhà, có thể khẳng định rằng, ĐTTVN đã dành được nhiều kết quả toàn diện,
Và vượt lên cả kỳ tích dẫn đầu đó là hình ảnh đẹp về một lực lượng VĐV nỗ lực thi đấu hết mình. Trên sân Bóng rổ, sự cổ vũ nhiệt thành của khán giả nhà và nhiều Việt kiều đang sinh sống, làm việc tại Campuchia đã giúp cho các cô gái Việt Nam thi đấu ấn tượng, giành HCV đầu tiên cho Bóng rổ Việt Nam tại SEA Games.
Ở sân chơi quý tộc khác, lần đầu tiên Golf Việt Nam không chỉ tham gia với vai trò "thi xong xuôi tất cả lại về" nữa mà đã xuất sắc giành HCV. Đáng chú ý người mang về chiếc HCV quý hơn vàng này của Golf Việt Nam là "thần đồng" 15 tuổi Lê Khánh Hưng.
5
Nguyễn Thị Oanh giành 2 HCV trong vòng chưa đầy 30 phút khiến mọi đối thủ chỉ có thể tâm phục khẩu phục, khẳng định đẳng cấp vượt trội so với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á.
Niềm vui cũng như vỡ òa đối với thể thao Việt Nam nói chung và Bóng bàn Việt Nam nói riêng khi cặp đôi Đinh Anh Hoàng và Trần Mai Ngọc giành HCV sau 26 năm chờ đợi ở nội dung đôi nam nữ.
Trong nhóm các môn Olympic, đội tuyển Cử tạ cũng hoàn thành vượt chỉ tiêu. Dù phải phân bổ lực lượng cho 2 giải là SEA Games và giải vô địch châu Á được xem là vòng loại Olympic. Thế nhưng Cử tạ Việt Nam đã đoạt tới 4 HCV. Trong đó chiếc HCV mang tính đột biến chính là của đô cử Trần Minh Trí, hạng cân 67kg nam. VĐV sinh năm 2004 này không chỉ giành HCV mà còn phá kỷ lục SEA Games ở nội dung cử đẩy. Đặc biệt, đô cử Nguyễn Quốc Toàn đã liên tiếp phá 3 kỷ lục SEA Games (cử giật, cử đẩy và tổng trọng) ở hạng dưới 89kg để giành HCV.
Đối với Điền kinh, dù chỉ đoạt 12 HCV SEA Games 32, không bằng thành tích của kỳ SEA Games trước, nhưng trong bối cảnh chúng ta không có đầy đủ lực lượng mạnh nhất thì những nỗ lực của các VĐV Việt Nam trên sân Morodok Techco là đáng để ghi nhận.
Với môn Bơi, đấu trường chính được xác định là Asian Games, tổ chức vào tháng 9 tới tại Trung Quốc. Chính vì thế điểm rơi của Nguyễn Huy Hoàng được điều chỉnh vào giải đấu này. Tại SEA Games 32, Hoàng gặp khó khi cả hai nội dung thế mạnh cần tốc độ, sức bền là 200m bướm và 400m tự do được xếp thi đấu liền nhau. Ngay khi Hoàng giành HCV nội dung 400m tự do, anh chỉ kịp leo lên bể rồi lại vội vã vào bục xuất phát ở nội dung 200m bướm.

Cổng TT Bộ VH,TT&DL (Thế Công)
 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây